Bối cảnh Cuộc_vây_hãm_Dubrovnik

Dubrovnik trên bản đồ của Croatia. RSK và các khu vực do Quân đội Nam Tư nắm giữ gần Dubrovnik vào đầu năm 1992 được đánh dấu màu đỏ.

Vào tháng 8 năm 1990, một cuộc nổi dậy nổ ra ở Croatia, tập trung ở các khu vực người Serb chiếm đa số ở Dalmatia, xung quanh thành phố Knin,[1] một phần khu vực Lika, Kordun và Banovina, cũng như một số khu vực ở miền đông Croatia.[2] Những khu vực này sau đó được gọi là Cộng hòa Serbia Krajina (RSK). Sau khi RSK tuyên bố ý định thống nhất với Serbia, Chính phủ Croatia tuyên bố RSK là một tổ chức nổi dậy.[3] Đến tháng 3 năm 1991, xung đột leo thang và Chiến tranh giành độc lập Croatia nổ ra.[4] Tháng 6 năm 1991, Croatia tuyên bố độc lập sau khi Nam Tư tan rã.[5] Các bên sau đó tạm hoãn tuyên bố độc lập trong vòng ba tháng,[6] có hiệu lực vào ngày 8 tháng 10.[7] RSK sau đó bắt đầu một chiến dịch thanh lọc sắc tộc chống lại thường dân người Croat, trục xuất hầu hết những người không phải là người Serb vào đầu năm 1993. Đến tháng 11 năm 1993, dưới 400 người Croat vẫn còn trong Khu vực phía Nam thuộc Khu vực Bảo vệ của Liên hợp quốc,[8] và 1.500 – 2.000 người khác vẫn ở Khu vực phía Bắc.[9]

Khi Quân đội Nhân dân Nam Tư ngày càng ủng hộ RSK và Cảnh sát Croatia đã không thể đối phó được, Vệ binh Quốc gia Croatia (tiếng Croatia: Zbor narodne garde, ZNG) được thành lập vào tháng 5 năm 1991. Vào tháng 11, ZNG được đổi tên thành Quân đội Croatia (tiếng Croatia: Hrvatska vojska, HV).[10] Sự phát triển của quân đội Croatia bị cản trở bởi lệnh cấm vận vũ khí của Liên hợp quốc được đưa ra vào tháng 9,[11] trong khi xung đột quân sự ở Croatia tiếp tục leo thang với Trận Vukovar, bắt đầu vào ngày 26 tháng 8.[12]

Dubrovnik là một thành phố ở phần lãnh thổ phía nam Croatia, nằm bên bờ biển Adriatic. Khu vực này rộng khoảng 979 km vuông, trải dài từ Bán đảo Prevlaka (giáp với Montenegro) đến Bán đảo Peljesac.[13] Lãnh thổ này rất hẹp, đặc biệt là gần Dubrovnik,[14] chỉ rộng khoảng 0.5 đến 15 km.[15] Trung tâm thành phố Dubrovnik có tường bao quanh, được gọi là Khu Phố Cổ, là một địa điểm có các di tích lịch sử và các tòa nhà phần lớn có từ thời Cộng hòa Ragusa và nơi đây đã được đưa vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO. Năm 1991, thành phố có dân số khoảng 50.000 người, trong đó 82,4% là người Croat và 6,8% là người Serb.[13]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cuộc_vây_hãm_Dubrovnik http://www.unhchr.ch/Huridocda/Huridoca.nsf/2848af... http://www.balkaninsight.com/en/article/potvr%C4%9... http://www.dw.de/podignuta-optu%C5%BEnica-protiv-m... http://dnevnik.hr/vijesti/hrvatska/rusitelj-dubrov... http://dubrovacki.hr/clanak/15761/nojko-marinovic-... http://dubrovacki.hr/clanak/43329/sutra-dan-obilje... http://www.dubrovacki.hr/clanak/12489/ http://www.dulist.hr/clanak.php?id=16148 http://www.dulist.hr/kolumna.php?id=15687 http://www.dulist.hr/kolumna.php?id=16747